谷歌浏览器插件
订阅小程序
在清言上使用

<span>Đặc điểm môi trường đất và tính đa dạng thực vật bậc cao ở núi Cấm và núi Dài Năm Giếng, tỉnh An Giang</span>

Thị Hải Lý Nguyễn, Diễm Mi Phan, Trung Lập Nguyễn, Thị Thuỳ Giang Nguyễn,Minh Triết Bùi

Dong Thap University Journal of Science(2024)

引用 0|浏览9
暂无评分
摘要
Tác động của canh tác nông nghiệp đã làm suy giảm tính đa dạng của nguồn tài nguyên thực vật, đặc biệt là ở núi Cấm và núi Dài Năm Giếng, tỉnh An Giang. Mục đích bài báo nhằm đánh giá chất lượng đất, hiện trạng phân bố và đa dạng thực vật ở khu vực này trong bối cảnh hiện nay. Khảo sát thực hiện ở Núi Cấm là 6 tuyến, 24 ô tiêu chuẩn (OTC); Núi Dài Năm Giếng là 4 tuyến, 11 OTC. Ở Núi Cấm, hàm lượng cát thấp nhưng hàm lượng sét lại cao hơn núi Dài Năm Giếng. Ở tầng đất 0 - 20 cm, EC, CHC, tổng nitơ và tổng phosphor ở núi Cấm cao hơn núi Dài Năm Giếng. Nghiên cứu đã ghi nhận 102 loài thuộc 57 họ thực vật bậc cao có mạch. Núi Cấm có sự đa dạng về họ và loài hơn là núi Dài Năm Giếng. Các họ đa dạng loài là họ Đậu (Fabaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Gừng (Zingiberaceae), họ Cúc (Asteraceae) và họ Ráy (Araceae). Nhóm làm thuốc được ghi nhận có nhiều loài nhất. Ở cây thân gỗ, chỉ số phong phú (d) dao động từ 0,28 đến 2,23; chỉ số đồng đều (J’) từ 0,43 đến 0,96; chỉ số đa dạng loài (H’) từ 0 đến 1,85. Đối với cây thân thảo, chỉ số (d) dao động từ 0,3 đến 1,61; chỉ số (J’) từ 0,16 đến 0,96; chỉ số đa dạng (H’) từ 0,2 đến 1,85. Ở núi Cấm, chỉ số (d) và chỉ số (J’) của cây thân gỗ cao hơn ở núi Dài Năm Giếng; đối với cây thân thảo, chỉ số (J’) và (H’) ở núi Dài Năm Giếng cao hơn nhưng chỉ số ưu thế Simpson lại thấp hơn ở núi Cấm. Do đó, để duy trì tính đa dạng thực vật ở khu vực này cần tăng cường bảo vệ thảm thực vật rừng, duy trì mô hình canh tác nông lâm thích hợp và hạn chế suy giảm chất lượng đất.
更多
查看译文
AI 理解论文
溯源树
样例
生成溯源树,研究论文发展脉络
Chat Paper
正在生成论文摘要